Nhiếp ảnh thế giới hoang dã Nhiếp_ảnh_tự_nhiên

Voi Ấn Độ tại Công viên Quốc gia Mudumalai, Ấn Độ

Nhiếp ảnh động vật hoang dã chuyên về ghi lại các khoảnh khắc của động vật hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Các loài động vật thường được ghi lại bằng máy ảnh khi đang hoạt động, chẳng hạn như ăn uống, đánh nhau, hoặc đang bay. Ngoài ra, các hình ảnh chân dung tĩnh có thể được sử dụng để khắc họa các chi tiết của động vật hoang dã hoặc mô tả chúng trong môi trường sống của mình. Động vật hoang dã bị bắt hoặc điều khiển thường được dùng để chụp hình thay cho các loài hoang dã thực sự. Điều này rất đáng bị lên án cho dù nó tạo thành nhiếp ảnh thế giới hoang dã thực sự.

Các tổ chức nhiếp ảnh lớn nhất của thế giới, Hiệp hội nhiếp ảnh Hoa Kỳ, Fédération Internationale de l'Art PhotographiqueRoyal Photographic Society đã đồng ý với một định nghĩa cho nhiếp ảnh thiên nhiên và động vật hoang dã sẽ được áp dụng cho các cuộc thi nhiếp ảnh.[2] Kỹ thuật chụp ảnh động vật hoang dã khác biệt đáng kể so với các kỹ thuật được sử dụng trong chụp ảnh phong cảnh. Ví dụ, trong nhiếp ảnh động vật hoang dã các khẩu độ rộng được sử dụng để đạt được tốc độ màn trập nhanh, đóng băng chuyển động của đối tượng, và làm mờ hậu cảnh, trong khi đó các nhiếp ảnh gia phong cảnh ưa thích các khẩu độ nhỏ hơn. Nhiếp ảnh động vật hoang dã cũng thường sử dụng với ống kính tele dài từ một khoảng cách lớn; việc sử dụng các ống kính tele như vậy thường xuyên đòi hỏi phải sử dụng một chân máy (ống kính càng dài thì việc cầm giữ bằng tay càng khó). Nhiều nhiếp ảnh gia động vật hoang dã cũng sử dụng các tấm chắn sáng[3] hay các dụng cụ để ngụy trang.